Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008

Phần mềm kiểm tra, vá lỗi đe dọa Internet toàn cầu

Hôm nay (25-7), Trung tâm An ninh mạng Bkis - Trường ĐHBK Hà Nội đã phát hành phần mềm Bkav DNS Check kiểm tra, phát hiện hệ thống máy chủ DNS có lỗ hổng Subdomain Exploit DNS Cache Poisoning hay không. Bkis cũng hướng dẫn cách vá lỗ hổng để tránh nguy cơ bùng phát các cuộc tấn công vào hệ thống DNS tại Việt Nam.

Sơ đồ tấn công DNS - Ảnh: Bkis

Lỗ hổng DNS đang đặt các hệ thống máy chủ DNS tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới trước nguy cơ bị tin tặc tấn công đầu độc trên diện rộng. Đây là một lỗ hổng đặc biệt nghiêm trọng, vì hacker đã có phương thức mới để khai thác thành công lỗ hổng này.

Để kiểm tra xem hệ thống của mình có mắc lỗi hay không, quản trị mạng hãy làm theo các bước như sau:

1. Tải phần mềm Bkav DNS Check tại địa chỉ: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/BkavDNSCheck.exe

2. Cấu hình DNS Server Forwarders: để trỏ domain name BkavDnsCheck.vn tới địa chỉ IP 203.162.1.239 (địa chỉ máy chủ của phần mềm kiểm tra lỗi Bkav DNS Check). Hướng dẫn chi tiết tải tại địa chỉ: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/BkavDNSCheckGuide.html

Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy có lỗi, bạn làm các bước sau để tiến hành khắc phục:

1. Kiểm tra xem hệ thống DNS đang sử dụng là phần mềm của nhà sản xuất nào (Microsoft, Red Hat,…)

2. Vá lỗi theo bản hướng dẫn tương ứng với hệ thống DNS của mình

• Microsoft: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/Microsoft
• Red Hat: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/RedHat
• FreeBSD: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/FreeBSD
• Sun: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/Sun
• Cisco Systems: http://www.bkav.com.vn/DNSCheck/Cisco

Đối với người sử dụng cá nhân, cần thận trọng trong thời gian này khi truy cập Internet. Nếu vào một website quen thuộc nhưng lại gặp hiện tượng không bình thường, bạn nên thông báo ngay với quản trị mạng của cơ quan, hỗ trợ kỹ thuật của các ISP để có biện pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng nên cập nhật đầy đủ các bản vá của hệ điều hành và phần mềm diệt virus để tránh nguy cơ bị lây nhiễm mã độc.

Giao thức DNS là giao thức phân giải địa chỉ, dùng để ánh xạ giữa tên miền (domain name) sang địa chỉ Internet (IP). Theo giao thức này, máy chủ DNS khi nhận được yêu cầu phân giải địa chỉ (request) từ máy trạm, nó sẽ tra cứu trong bộ đệm (cache) và trả về địa chỉ IP tương ứng với tên miền mà máy trạm yêu cầu. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy trong bộ đệm, máy chủ DNS sẽ chuyển tiếp yêu cầu phân giải tới một máy chủ DNS khác. Đây chính là khâu đã bị phát hiện là có lỗ hổng nghiêm trọng và mã khai thác lỗ hổng này đã được lan truyền trên mạng Internet trong vài ngày qua

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Đại Chiến giữa Báo & Cá Sấu

Tình Cờ chôm được tấm hình này trên Internet ..thấy hay hay nên post lên chơi.
Ai có ý kiến gì xin cứ nhận xét..
















Thật là không hổ danh rừng nào cọp nấy.. Cá sấu đệ nhị dưới nước sông thế mà khi lên bờ lại thảm hại thế này. Chúc mừng cọp đã chiến thắng. Tớ cũng tuổi con cọp đấy.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

Những kỹ năng cần thiết trong công việc.

Làm việc nhóm (Team work)

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân...

Các kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình học tập trên lớp học cũng như là làm các bài tiểu luận. Bạn Thanh Tòng (sinh viên ĐH BK) bày tỏ: “Ở khoa mình hầu như môn học nào cũng có bài tập nhóm, vì thế qua các bài tập này mình có thể thực hành và phát triển kỹ năng này. Tuy nhiên trong quá trinh làm việc nhóm cũng có nhiều rắc rối vì bất đồng quan điểm dẫn đến làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược vì các bạn không nắm được kỹ năng này”.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng xây dựng kỹ năng này là phương pháp giảng dạy của các giảng viên, tuy nhiên đặc điểm của các lớp học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên việc ứng dụng thảo luận nhóm cho các bài giảng là khó khả thi.

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:

- Xây dựng vai trò chính trong nhóm
- Kỹ năng quản lý hội họp.
- Phát triển quá trình làm việc nhóm
- Sáng tạo và kích thích tiềm năng

Giải quyết vấn đề (problem solving)

Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn Giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi như: "Ta sẽ vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích của mình trong những điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc khi ta chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.

Nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi vì gặp mốt số câu hỏi từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn Lan Anh (sinh viên Đại học ngoại ngữ tin học TP.HCM) tâm sự mình đã không trả lời được một câu hỏi đưa ra từ nhà tuyển dụng “Lượng nước đá trên một sân khúc côn cầu có cân nặng là bao nhiêu?".

Đối với những tình huống như thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự thông minh và sáng tạo của mình. Kiểu phỏng vấn này được các nhà tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết, khả năng phân tích giải quyết vấn đề.

Kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính:

- Xác định vấn đề
- Phân loại vấn đề
- Mô hình hóa vấn đề
- Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề
- Qui trình giải quyết vấn đề

Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện nâng cao kỹ năng này.

Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động sau:

- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Kỹ năng truyền đạt thông tin
- Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin

Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50.000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra mới đây nhất đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.

Quản lý nghề nghiệp (Career management)

Trong một khảo sát mới nhất tại trường Đại học Bách khoa, gần như có tới hơn 60% sinh viên tự nhận mình chưa định hướng nghề nghiệp đúng đắn cũng như cũng như là không biết kế hoạch nghề nghiệp cho 5 năm, 10 năm.

Thuật ngữ quản lý nghề nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), định hướng nghề nghiệp (career mentoring), phát triển nghề nghiệp (career development)... Vì vậy có thể thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài cho đến những năm cuối cùng của cuộc đời mỗi con người.

Trong giai đoạn Đại học sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn ngành nghề ở trường đại học, sinh viên năm nhất cần được tiếp tục hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp học đại học hiệu quả. Sinh viên năm cuối cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho năm năm, mười năm... Như vậy có thể thấy sinh viên cần được hướng dẫn hướng nghiệp một cách liên tục trong giai đoạn đại học.

Tư duy phản biện: (Critical thinking)

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh chứng cho việc sinh viên hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) bày tỏ: “Mặc dù trên giảng đường tôi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày tỏ quan điểm của mình nhưng hình như không được ủng hộ lắm, phương pháp giảng dạy mới “lấy người học làm trung tâm (learner center) khó mà áp dụng nếu không được ủng hộ từ các bạn sinh viên”.

Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument).

Nhạc Lý Căn Bản (Chương 2)

CHƯƠNG II
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĿẾN TRƯỜNG ĐỘ


A. trưỜng đỘ tương đỿi :

1. Ŀể ghi trưỿng độ tương đối giữa các âm thanh, ngưỿi ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau.

- Dấu tròn ( w )lâu bằng 2 dấu trắng ( h )

- Dấu trắng ( h ) lâu bằng 2 dấu đen( q )

- Dấu đen ( q ) lâu bằng 2 dấu móc đơn ( e )

- Dấu móc đơn ( e ) lâu bằng 2 dấu móc đôi ( x )

- Dấu móc đôi ( x ) lâu bằng 2 dấu móc ba ( r )

- Dấu móc ba ( r ) lâu bằng 2 dấu móc tư ( ¿ )

Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.

2. Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thỿi gian nào đó. Các dấu lặng trong thỿi gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gỿi tương tự.



3. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trưỿng độ ký hiệu đi trước nó.

Thí dụ :

q . = q + e

h . . = h + q + e

4. Dấu nối : là đưỿng vòng cung nối liỿn nhiỿu dấu nhạc với nhau. Có 2 loại :

- Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trưỿng độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trưỿng độ của cả hai dấu nhạc.

h h = w

- Dấu nối nhiỿu dấu nhạc khác cao độ (còn gỿi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liỿn tiếng với nhau.



5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỿ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.


6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.

Trong nhạc mới, thư�?ng ngư�?i ta chia bài nhạc thành nhi�?u ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trư�?ng độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, g�?i tắt là số nhịp.


7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).

8. Phách : là đơn vị th�?i gian trong âm nhạc, giống như bước chân ngư�?i đi trong không gian. Nh�? phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong th�?i gian.

- Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đ�?u nhau.

Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể chia thành hai dấu móc đơn :

q = e e

Loại nhịp gồm phách chia 2 g�?i là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.

- Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đ�?u nhau.

Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn :

q . = e e e

Loại nhịp gồm phách chia 3 g�?i là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.

9. Các nhóm dấu bất thư�?ng :

- Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trư�?ng độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trư�?ng độ của chúng bằng trư�?ng độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.



- Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng.



Iris : liên 5,6,7 rất hiếm khi sử dụng , trước tới gi�? Iris chỉ mới nhìn thấy liên ba ^_^

- Liên hai : là 2 dấu nhạc có trư�?ng độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong th�?i gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.

Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thư�?ng lệ thì chỉ được chia 2 thôi.

- Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.

Nhạc Lý Căn Bản (Chương 1)

CHƯƠNG I
Ký HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MY, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). [1]

3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen


Thang thất âm Ŀô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Ŀô Rê Mi Fa Xon La Xi (Ŀô).

4. Khoảng cách và cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
• Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với đô.
• Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Ŀô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

Ta có sơ đồ :

Ŀô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Ŀô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).

Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Ŀô thấp và Ŀô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Ŀồ - Ŀố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).

5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.
- Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.

- Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.

- Dấu bình : ( n ) cho trở và cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.

Ở một số nước như Ŀức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Ŀô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Ŀôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Ŀôb ; Ceses : Ŀôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.

6. Nhớ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá" : Ŀồ - Ŀô# (Rêb) - Rê - Rê# (Mib) - Mi - Fa - Fa# (Xonb) - Xon - Xon# (Lab) - La - La# (Xib) - Xi - Ŀô (các dấu hoá này được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gỿi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc).

- Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác tên nhau.


- Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc cùng tên.


- Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên nhau.


-Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa - Fa x, Xon - Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kỿ nhau : Ŀô# - Mib, Xon# - Xib. Trên thực tế đây là quãng ba giảm.
a) 2 bậc cùng tên
b) 2 bậc khác tên không nhau (= quãng 3 giảm)


7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

- Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :


- Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.

Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau :

a) Khoá Xon dòng 2 :
- Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe ...


- Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8


b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone ...

8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gời đó là âm La 3, vì nó nằm trong bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người.



Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La - Xi - đồ - Rê ... Đô1) hoặc cao hơn 2 bát độ (Đô5 - Rê - Mi ... Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu chuyển độ :

- Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rồi song song với khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) ..... loco, loco báo hiệu trở lại bình thương (TD 6a).

- Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông nhạc với các vạch ngang rồi cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ Ottava bassa (8va bassa) ..... loco (TD 6b)).

TD 6 : Dấu chuyển độ
a) chuyển độ lên Ottava ..... loco
b) chuyển độ xuống Ottava bassa ..... loco


--- Hết chương 1 ---

(Sưu Tầm từ Internet)

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

10 Lời Khuyên Khi Làm Quen Qua Mạng

Làm quen qua mạng Internet, chat... ngày càng phổ biến, tuy nhiên, đây cũng là môi trường ẩn chứa những nguy cơ cần cảnh giác. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

1. Khởi đầu chậm rãi

Cẩn thận đối với những ai có vẻ thành thật. Hãy tìm những điểm mâu thuẫn hay khác lạ trong quá trình nói chuyện qua chat hay trao đổi e-mail. Người ở máy tính bên kia có thể không phải là con người thật như họ đã nói. Hãy tin vào trực giác của bạn. Nếu có điều gì bất thường làm bạn lo lắng, hãy ngưng tiếp xúc vì sự cảnh giác và an toàn.

2. Bảo vệ danh tính

Tất cả sự trao đổi thư điện tử, tin nhắn qua các trang web hẹn hò hiện nay đều được bảo mật cẩn thận. Thông tin cá nhân của bạn được bảo vệ cho đến khi bạn quyết định tiết lộ. Đừng bao giờ điền đủ họ tên, địa chỉ e-mail, số nhà, số điện thoại, nơi làm việc hay bất cứ thông tin cá nhân nào khác trong profile cá nhân khi đăng ký với trang web. Khi đang online, bạn hãy “tắt” file chữ ký điện tử trong e-mail. Hãy ngưng tiếp xúc với bất cứ ai nhất định đòi bạn cung cấp thông tin cá nhân hay cố lừa bạn làm điều đó.

3. Luôn cảnh giác

Những quyết định cân nhắc, cẩn thận thường mang lại kết quả tốt đẹp hơn khi hò hẹn trên mạng. Hãy cảnh giác với những người không đáng tin cậy; những ai thật lòng chắc chắn sẽ dần dần chiếm được lòng tin của bạn thông qua những lời hứa hẹn gắn bó tình cảm đều đặn, qua sự đứng đắn trong giao tiếp. Hãy dành thời gian cần thiết để kiểm tra mức độ tin cậy của người ấy và chú ý cẩn thận trong suốt quá trình thử nghiệm. Đừng phải lòng chỉ bởi một cái click chuột. Đừng trở nên thân mật quá nhanh với người ấy, cho dù sự thân mật chỉ xảy ra trên mạng. Nếu hai bạn quyết định tiến xa hơn, hãy thận trọng và khôn ngoan.

4. Yêu cầu một tấm hình

Một tấm hình sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt về người ấy. Thực tế, tốt nhất là xem được vài tấm hình ở các kiểu khác nhau. Nếu điều duy nhất bạn có được là lời xin lỗi không có hình từ người ấy, coi như họ có điều gì còn giấu bạn.

5. Đừng sớm cung cấp số điện thoại

Một cú điện thoại có thể tiết lộ nhiều điều trong giao tiếp và kỹ năng ứng xử của một người. Hãy cân nhắc sự an toàn của bạn và đừng để lộ số điện thoại cá nhân cho người lạ. Thế vào đó, hãy sử dụng điện thoại di động hay số điện thoại công cộng. Chỉ cho số điện thoại nhà hay cơ quan khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn yên tâm.

6. Khi mọi chuyện đã sẵn sàng, hãy gặp nhau

Điều thú vị của hẹn hò và tìm hiểu nhau trên mạng là bạn có thể góp nhặt thông tin một cách từ từ, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục theo đuổi mối quan hệ ở thế giới thực hay không. Bạn đừng bao giờ bị thúc ép phải gặp ai đó, bất kể mức độ thân thiết đến mấy trên mạng. Và cho dù bạn định lên kế hoạch gặp gỡ người ấy, bạn vẫn luôn có quyền thay đổi quyết định. Bạn có thể quyết định giữ mối quan hệ ở mức độ nặc danh - dựa trên cảm tính của bạn vốn là điều khó giải thích. Hãy tin vào trực giác.

7. Cẩn thận với tín hiệu báo động

Hãy chú ý những biểu hiện giận dữ, thất vọng cực đoan hay những nỗ lực ép buộc, khống chế bạn. Hành động mang tính cực đoan, tiêu cực; có lời lẽ thiếu tôn trọng, mất tư cách hay gợi dục không phù hợp đều là những tín hiệu báo động. Bạn nên chú ý nếu người ấy để lộ bất cứ hành vi sau đây mà không có lời giải thích hợp lý:
- Cung cấp thông tin của họ lúc thế này, lúc thế kia. Chẳng hạn: tuổi, sở thích, ngoại hình, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, chỗ làm việc...
- Từ chối nói chuyện qua điện thoại với bạn sau khi đã quen biết thân mật trên mạng.
- Không thể đưa ra câu trả lời trực tiếp cho những câu hỏi trực tiếp.
- Xuất hiện sự khác biệt so với tính cách của người ấy như khi hò hẹn trên mạng.
- Không bao giờ giới thiệu bạn với bạn bè, đồng nghiệp hay những thành viên trong gia đình.

8. Gặp ở nơi an toàn

Khi bạn quyết định gặp gỡ người ấy, luôn nhắn lại với một người bạn thân là bạn sẽ đi đâu và khi nào về. Để lại cho người bạn thân tên và số điện thoại của người ấy. Đừng bao giờ để người ấy đến đón bạn tại nhà riêng. Tự đi đến điểm hẹn bằng phương tiện của bạn. Điểm hẹn phải được nhiều người biết đến; thời điểm hẹn gặp phải có nhiều người xung quanh. Khi buổi hẹn kết thúc, bạn cũng nên ra về một mình. Một quán ăn hay tiệm cà phê ưa thích vào thời điểm đông khách thường là một sự chọn lựa hoàn hảo. Nếu bạn muốn đến một địa điểm khác, hãy tự đi bằng phương tiện của mình.

9. Hãy cảnh giác khi ra ngoài

Nếu bạn đến từ một thành phố khác, hãy tự kiếm chỗ ăn ở và phương tiện đi lại. Đừng tiết lộ nơi ở của bạn và đừng bao giờ cho phép người ấy lo hộ chuyện đó cho bạn. Gọi điện thoại hẹn gặp người ấy ở một địa điểm mà bạn đã thỏa thuận trước đó. Nếu điểm hẹn có vẻ làm bạn lo lắng hay không thích hợp, hãy quay về chỗ của bạn. Cố liên hệ với người ấy và để lại lời nhắn. Luôn bảo đảm rằng, một người thân trong gia đình hay một người bạn thân biết được kế hoạch của bạn và có thể liên lạc được với bạn. Nếu có thể, bạn nên luôn mang theo điện thoại di động.

10. Tự xoay xở khi có sự cố

Đừng bao giờ làm điều gì mà bạn cảm thấy không an tâm. Nếu bạn còn có điều lo lắng về người ấy, hãy cố nghĩ cách hay nhất để thoát khỏi buổi hẹn. Hãy kiếm cớ gọi điện cho bạn thân để xin lời khuyên, gọi ai đó giúp bạn khi có tình huống nguy cấp hay trốn ra bằng cửa sau. Nếu cảm thấy nguy hiểm, gọi cảnh sát ; đó luôn là cách tốt nhất cho sự an toàn thay vì phải hối tiếc sau này. Đừng bao giờ cảm thấy lo lắng hay bối rối về cách ứng xử của bạn - sự an toàn luôn quan trọng hơn ý kiến cá nhân.
Trong khi những kẻ dối trá, lừa đảo luôn tìm cách sử dụng mưu mô của chúng trên mạng, bạn cũng sẽ tìm thấy chúng trong các hộp đêm, các câu lạc bộ tìm bạn tình, các buổi tiệc hay thậm chí ngồi ngay trong quán cà phê Internet của bạn. Cho dù gặp ai đó, ở đâu, chuyện hò hẹn chắc chắn không phải là một hành vi liều lĩnh; có điều, một chút thận trọng sẽ hạn chế nguy cơ tổn thương tình cảm của bạn./.

10 Kiểu Chia Tay Gây Tổn Thương Nhiều Nhất

1:Có người khác: Vì không muốn phải mang tiếng xấu, nhiều chàng chọn cách để bạn gái "tự biết mà thoái". Công khai bạn gái mới (hay chỉ là vay mượn, giả danh), với bạn bè là cách nhiều người chọn. Cứ như vậy cho đến khi nào không chịu đựng được, cô gái sẽ chủ động nói tiếng chia tay.

2:Chú rể chạy trốn: Thử tượng tượng, đến ngày cưới, bỗng nhiên chú rể mất tích không một lời nhắn. Tất cả cũng chỉ vì: "Anh không biết nói sao cho em hiểu". Kiểu chia tay này không chỉ khiến cô dâu đau khổ mà còn ảnh hưởng đến niềm tin, danh dự của cả dòng họ.

3:Người đính ước, vợ con: Những vị hôn thê, vợ con từ trên trời rơi xuống thường là chiêu chia tay được các chàng họ Sở áp dụng. Lý do này gây cho người ở lại cảm giác tổn thương, có thể khiến họ cảm thấy hận thù tất cả đàn ông.

4:Bố mẹ không cho phép cưới: Đừng nên lôi kéo ai vào chuyện của hai người. Đổ lỗi do gia đình ngăn cản làm lý do chia tay xem ra có vẻ dễ chấp nhận. Thế nhưng, nếu yêu thật lòng sao không cùng chinh phục thử thách này?

5:Chia tay kiểu Hàn Quốc: Vì muốn cắt đứt mối quan hệ, nhiều người đem sức khoẻ ra gán với đủ bệnh, từ viêm gan đến ung thư và cả AIDS... Khi lời nói dối bị lộ tẩy, người bị chia tay sẽ rất đau lòng vì đã tốn nước mắt cho kẻ bạc tình.

6:Truyền tin: Thay vì nói thẳng với nhau, nhiều người chọn cách truyền tin qua bạn bè. Tất nhiên, người có lòng tự trọng sẽ tự động rút lui, nhưng đây có phải cách tốt nhất? Sự công khai chê bai, chán chường người yêu sẽ xát muối vào vết thương của họ.

7:"Thấy bói nói...": Nhiều người chọn cách sặc mùi mê tín dị đoan này để chia tay. Lý do họ đưa ra là thầy bói phán hai người không hợp nhau, lấy nhau sẽ chết "bất đắc kỳ tử"...

8:Đổ tội cho người khác: Dù nàng vẫn chung thuỷ 100% nhưng kẻ muốn chạy tình vẫn cố khép nàng vào tội: "Anh thấy em đi với thằng khác" để ép chia tay.

9:Mất tích một cách bí ẩn: Đột nhiên chàng/nàng biến mất mà không để lại dấu vết nào. Vì không biết lý do, đối phương vẫn chờ đợi và không mở lòng với ai.

10: LÍ DO CHIA TAY NHIỀU NHẤT LÀ ĐÂY .... TIỀN

Rock - Một cái nhìn

Không hiểu sao khi chat với mọi người, tôi hỏi họ có thích nhạc Rock 0? Thì 90% trả lời rằng 0. Và nếu chát với con gái mà hỏi thế thì họ bye mình luôn. Thật không thể hiểu nổi. Có lẽ thể loại nhạc mà giới trẻ hiện nay đang rất ưa chuộng là nhạc trẻ, Rap, hip-hop. Người nghe nhạc trẻ, Rap, hiphop mới được coi là sành điệu, hợp thời trang. Vậy cái hay, cái đẹp ở những thể loại nhạc đó là gì?

Xét về nhạc trẻ mà nói thì đây là một thể loại nhạc với những ca từ tự nhiên chỉ nghe 1 lần là nhớ để rồi sau đó quên, những ca từ không đến nỗi uỷ mị bi sầu, phản động như nhạc vàng nhưng lại thông tục đến mức tầm thường. Những ca từ đó còn được thể hiện trong từng hoàn cảnh cụ thể như; Đứng trước một tình yêu trắc trở, giải pháp đưa ra là: “ Ở bên người ấy em đừng nhớ đến tôi. . . Người ấy và tôi trong cuộc tình chúng ta, em phải nhận ra một người thôi . . .” Để củng cố niềm tin của người yêu, có chàng trai lại tâm sự với cô gái: “ Nếu yêu phải tin vào đối phương người ơi . . .” Lại có chàng trai tự an ủi mình khi bị người yêu đá: “ Nhói đau thì đã sao? cũng chỉ là giấc mộng, đau chỉ 1 lần mà mất em mãi mãi . . .” Còn cô gái thì lại thờ ơ, dửng dưng: “ Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc . . .” Có lẽ một bộ phận giới trẻ thấy những hoàn cảnh đó hợp với mình chăng? Và họ tìm thấy sự lồng cảm, an ủi từ những tình huống xử lý và câu hát đó chăng? -> Cách phản ứng này xét trong một chứng mực nào đó có thể nói là rất không tích cực. Một điều dễ nhận thấy ở nhạc trẻ là ca sỹ rất trẻ đẹp, ăn mặc rất khêu gợi -> Có thể đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khán giả hâm mộ, một số thanh niên trẻ thường bắt chiếc phong cách ăn mặc, kiểu tóc của ca sỹ nhạc trẻ để được coi là sành điệu.

Còn về nhạc Rap, hiphop mà nói thì không thể phủ nhận rằng Rap, hip hop có một tiết tấu cũng hay, phong cách nhảy hip hop cũng đẹp. Nhưng ngặt một nỗi bài nào cũng lặp lại vẫn cái tiết tấu ấy, nó ít biến đổi mà cứ na ná nhau, duy chỉ có lời là khác đi, nhưng ca từ của nó thì thật là thô tục, (thường là những câu chửi tục đọc trên một nền nhạc phập phồng) thậm chí lời lẽ còn mang tính kích động đầy bạo lực, phản động tiêu cực. . . Cùng với sự phát triển của Rap, hip hop là trào lưu ăn mặc theo kiểu hip hop; con gái tóc thì đánh đống, vón thành từng cục đen đen chia theo kiểu múi na, con trai lại bày đặt đeo khuyên tai (nhìn như thằng pê-đê), thậm chí cả con trai và con gái thi nhau đeo khuyên, đeo khuyên cả “chỗ kín”. . .

Luận về nhạc Rock mà nói thì có nói cả ngày cũng không hết chuyện, đằng sau nhạc Rock là cả một thế giới đây bí ẩn.

Nhắc đến Rock người ta thường nghĩ tới đó là một thể loại nhạc ầm ĩ, điên loạn, song hành với nó là rượu, may tuý. Nếu nói như vậy thì kẻ phải chịu tiếng xấu nhất là nhạc Dance chăng? Vì thể loại nhạc này thường xuất hiện ở vũ trường, làm nền để cho những kẻ ăn chơi “ thác loạn” “bay” cùng thuốc lắc, cùng ma tuý? Không ! Chúng ta không thể suy luận một cách áp đặt, máy móc như thế được. Có thể nói đó làm một cách nhìn chưa thấu.

Nhạc Rock được chia thành rất nhiều thể loại (dòng): ballad, Heavy metal, Power metal, Black metal, Deth, Doom . . .Các ca khúc Rock không bài nào giống bài nào, mỗi bài đều có một tiết tấu khác nhau. Về ca từ thì Ballad với ca từ có tính lãnh mạn, Power metal thì mang âm hưởng sử thi, Death ngôn ngữ của sự chết chóc. . . Ở nhạc Rock mỗi thể loại mang một phong cách, một dấu ấn khác nhau. Vì thế người nghe Rock có thể dễ dàng tìm cho mình một thể loại hợp với tính cách, con người mình. Ví dụ: Người nghe Ballad thường trầm tính, sống nội tâm, khép mình và ít người hiểu được họ, nhưng khi gặp được người hiểu họ (tâm đầu ý hợp) họ sẵn sàng hết mình vì người đó. Còn những người nghe Heavy metal thường có tính cách mạnh mẽ, sôi nổi, trực tính, vô tư, nhiều khi vô tư quá trở thành vô tâm (làm cho người khác phải đâu khổ vì họ mà không biết) . . .

Ở những thể loại nhạc khác như: nhạc trẻ, Rap, Hip hop thì vai trò của ca sỹ, nhạc công, vũ công được quy định rõ ràng; anh ca sỹ nhiệm vụ chính của anh là chỉ hát, anh nhạc công thì chỉ biết chơi nhạc, anh vũ công chỉ biết múa. Cái phong cách biểu diễn của họ như bị gó ép trong một cái khuôn mẫu có sẵn. Còn riêng đối với nhạc Rock thì hoàn toàn khác; 1 người vừa là ca sỹ, kiêm luôn nhạc công và vũ công. Nếu các bạn đã từng xem live show các bạn sễ thấy ở nhạc Rock; 1 người có thể đảm nhiệm luôn cả 3 nhiệm vụ hát, guitar, nhảy theo điệu nhạc và không chỉ có 1 mình người đó mà cả band của họ (từ anh đánh trống, anh guitar bass, guitar arcord, guitar lead cho đến tay Dj . . .) cùng “giựt” theo điệu nhạc, cả band của họ như hoà vào ca khúc đó, tất cả các khuôn mẫu, khuôn sáo đều bị phá vỡ; từ cách lấy hơi, cách điều phối khí, cách cầm dùi trống, cách cầm guitar, cách “giựt” cũng thật độc đáo, đa dạng, phong phúc không ai giống ai, mỗi band lại có một kiểu riêng.

Về giai điệu, tiết tấu (âm thanh) của Rock thì không lời nào tả hết. Đa số những người nghe nhạc nói chung và người nghe Rock nói riêng họ chỉ nghe 1 cách vô thức. Trong đầu họ chỉ lờ mờ nhận thây một số ca từ và giai điệu nổi trội của bài hát. Còn những người sành nhạc nói chung và một “Rocker thứ thiệt” thì họ nghe, cảm nhận được từng tiếng guitar (bass, arcord, lead) từng nhịp trống dồn, từng ca từ câu chữ của bài hát. Không như những thể loại nhạc khác, ở Rock mỗi nhạc cụ đều có vai trò rõ nét của nó; những ngón classic như du ngủ con ngườii ta, Tiếng Dj như va phải những vấp váp của cuộc đời, tiếng guitar bass như những lời động viên ấm áp thì thầm vỗ về bên tai, những cú quạt trả (riff) tạo cảm giác hồi hộp đến đứng tim nghẹt thở, những nhịp trống dồn hối hả quện lẫn vào nhịp tim. Và đỉnh điểm của cao trào là tiếng Guitar lead nó như xoáy sâu vào lòng người để rồi vỡ tung ra chìm dần vào hư vô -> một cảm giác lâng lâng thật tuyệt vời (như đang “phê” vậy !)

Cùng với sự phát triển của nhạc Rock là một cuộc cách mạng trong việc cải tiến và phát minh các nhạc cụ Rock mà điển hình trong các nhạc cụ là guitar. Chúng được thiết kế rất phong phú và đa dạng muôn hình vạn dạng: có loại thiết kế chỉ để giành cho những người thuận tay trái, có loại thiết kế để 2 người có thể chơi một lúc, có loại hình tia chớp, có loại hình đầu lâu, có loại hình đuôi cá, độc đáo có loại còn có 12 dây và ấn tượng nhất có lẽ là loại 5 cần. . . .

Có thể nói mọi thứ liên quan đến Rock đều rất đặc biệt, các bạn cứ thử để ý mà xem; từ các kiểu chữ, logo, tên các ban nhạc, áo phông, ví da, vòng đeo tay, nhẫn, móng gảy . . . tất cả đều mang một phong cách Rock không lẫn đi đâu được, chỉ cần nhìn lướt qua trang phục của một người, là bạn có thể biết người đó có phải là một rocker hay không? người đó thích nghe thể loại gì? “band tủ” của anh ta là band nào?

Nhiều người thường đường đột mà cho rằng Rock như một thứ tôn giáo, hay ma túy vậy . . . Còn riêng tôi, tôi 0 đồng ý với ý kiến đó bởi vì:

Tôn giáo thường gắn liền với sự mê muội, nó du ngủ con người ta tin vào một thế giới 0 có thực, nào là địa ngục và trần gian . . . nào là linh hồn và quỷ dữ . . .nào là chúa trời . . . Vậy tại sao ở hiền mà trả gặp lành? ...Tại sao những kẻ xấu vẫn nhởn nhơ?... Cái ác vẫn đầy ra đấy? . . . Hơn thế nữa tôn giáo luôn là thứ công cụ của các thế lực chính trị hòng mị dân và lợi dụng họ vào những mục đích riêng như bọn phản động chúng tuyên truyền đạo kích động dân chúng biểu tình bạo loạn, hay những phần phần tử khủng bố đánh bom tử vì đạo. . .

Có thể nói nhạc Rock là một loại nhạc kích thích mạnh vào hệ thần kinh của chúng ta nhưng 0 vì thế mà có thể đánh đồng nó là một thứ thuốc kích thích hay ma túy được, bởi vì ma túy nó gây kích thích ảo giác nhất thời và gây ra nhưng hậu quả rất nguy hiểm đối với cơ thể con người, nó phá hủy nội tạng, hủy hoại cơ thể con người, và khi 0 có thuốc dùng thường xuyên thì sẽ bị lên cơn khi đó con người ta mất kiểm soát hành vi và có thể làm những việc điên rồ, để có thuốc đến người thân nó cũng 0 tha . . . ma túy nó là hiểm họa của nhân loại, vì nó mà bao gia đình tan nát . . . Còn nhạc Rock nó 0 gây ra những hậu quả gì cho con người mà nó như động viên người ta những lúc buồn và khích lệ ta khi vui nó hướng con người ta tới một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước. . .

Nhạc Rock còn rất nhiều cái hay trên đây chỉ là một cái nhìn riêng của tôi về Rock nhưng điều khiến tôi gắn bó với Rock hơn cả là cái tư tưởng của nó. Ở Rock người ta cảm thấy 0 bị giằng buộc, không bị giới hạn, mọi người tự khẳng định mình bằng những phong cách riêng 0 lẫn lộn hay na ná, nơi mà người ta có thể vứt tất cả những bon chen toan tính của đời thường sang một bên để sống hết mình, sống theo cách của mình chứ 0 phải sống theo sự áp đặt của người khác . . . Khi đắm mình trong Rock những ưu tư, phiền muộn sẽ tự nó mà tan biến, tiền bạc, địa vị sẽ chẳng còn ý nghía gì nữa . . .

Nhạc trẻ, Rap, Hip hop thường mang tính thị trường, trào lưu, chỉ nổi một thời gian rồi lại vụt tắt. Còn đối với nhạc Rock những ca khúc được coi là hay thì never die nghe đi nghe lại không chán. Để khám phá hết cái hay, cái đẹp trong nó thì 0 thể trong 1 sớm 1 chiều và 0 phải ai cũng đủ “trình” để cảm nhận hết.

Phải công nhận rằng lần đầu nghe Rock ít người có cảm tình với nó. Nhưng khi đã thấy được cái hay, hiểu được cái đẹp trong con người Rock thì có muốn rứt ra cũng 0 được. Rock là vậy đấy !


Sưu Tầm từ Internet

"Phát ngượng" vì nàng

Bạn luôn mong muốn thành niềm hãnh diện của chàng. Nhưng bạn có nghĩ đã không ít lần bạn khiến chàng "muốn chui xuống đất" chưa?

Phụ nữ ngày nay ăn mặc phóng khoáng hơn rất nhiều, nhất là vào dịp hè, thời tiết lại càng nóng hơn khi mà các cô nàng đua nhau khoe "vũ khí khiêu gợi". Chỉ khổ cho phe mày râu, kẻ thì như muốn nổ con ngươi, người thì phát cáu vì xung quanh lắm "con dê" đang "soi" thủng quần áo bạn gái mình và quan trọng nhất là có người "tím mặt" vì nghe thấy ai đó chê bai: "Ăn mặc gì mà khiếp thế".

Hải đang ở cửa hàng cặm cụi làm việc, chợt nghe thấy một ông khách nói: "Nhìn con bé kia kìa, "ngon" không? Các em thời nay có cái gì đẹp là khoe bằng sạch". Đang định ngẩng đầu lên cho thêm vài lời bình thì Hải giật mình nhận ra đó là người yêu mình đến thăm. Người yêu anh đứng từ xa vẫy tay trông chẳng khác nào mấy... cô gái "bán hoa". Hải chần chừ chẳng muốn ra nhưng cũng đành bước tới, anh thấy gương mặt mình nóng rần lên và đột nhiên có cảm giác chỉ muốn chui xuống đất cho đỡ ngượng.

Thời trang là sở thích của phụ nữ. Ngày nay chị em có rất nhiều mốt để chọn lựa. Có nàng chọn cho mình cách ăn mặc nhẹ nhàng, thanh thoát, giản dị, có nàng chọn cho mình phong cách trẻ trung, khỏe mạnh lại cũng có nàng chọn cho mình kiểu style ấn tượng, cá tính... Đó là sự lựa chọn từng gu của mỗi người. Tuy nhiên, không ít chị em chưa để ý tới việc mình đang là bộ mặt của chàng trai đi bên cạnh. "Những bông hoa có chủ" này hồn nhiên diện theo sở thích, họ không ý thức rằng mặc gì không còn là vấn đề của riêng họ, vô tình đẩy người yêu vào thế khó xử giữa đám đông.

Nhưng để góp ý cho bạn gái thì lại là chuyện không tưởng với cánh đàn ông. Những gì chị em thích, nam giới khó lòng ngăn cản. Bạn sẽ biến thành kẻ cổ hủ, khó tính nếu can thiệp vào cách ăn mặc của họ. Hoặc thậm chí bạn sẽ bị coi là người đàn ông lắm điều, toàn để ý chuyện đàn bà.

Hay như thói đỏng đảnh, nhõng nhẽo của phụ nữ khi yêu, cũng trở thành một bài toán nan giải với mày râu. Lắm lúc họ thấy ngán ngẩm với những đòi hỏi của các nàng. Ở nhà đỏng đảnh với bố mẹ, ra đường đỏng đảnh với bạn trai, song khó chịu nhất là giữa đám đông hoặc bạn bè, nàng cũng vẫn đỏng đảnh khiến mày râu phát ngượng, có khi phát khùng lên.

Đó là lần đầu tiên Tuấn dẫn Thi đi ăn với các bạn trong nhóm. Ngay từ buổi ra mắt ấy Thi đã thể hiện là một cô nàng thật "chảnh". "Ở đây bẩn quá à!", "Sao nhân viên phục vụ chậm chạp vậy?"... Thi không ngừng kêu ca phàn nàn khiến mọi người xung quanh phải ái ngại. Điều làm Tuấn ngượng nhất là nàng đòi anh phải mua La Vie để... rửa tay cho sạch. Anh bạn thân nhìn Tuấn cười tủm tỉm đầy hàm ý. Cũng chỉ tại ngày thường, Tuấn chiều chuộng bạn gái quá mức nên Thi ngày càng được đà làm tới. Hậu quả thì Tuấn hứng chịu, đến xấu hổ vì nàng.



Lại có trường hợp như bạn Hùng, cũng trong lần đầu giới thiệu, người yêu làm anh chẳng biết xử trí thế nào khi mà nàng thể hiện tình cảm tự nhiên như Tây. Nàng không ngừng gọi anh là "cưng", nựng anh theo kiểu nựng một chú mèo con, rồi làm đủ "trò" nhõng nhẽo giống như khi chỉ có hai người bên nhau, không hề để ý đến những ánh nhìn xung quanh. Còn mọi người thì được dịp tròn xoe mắt chứng kiến bao phen "lố bịch". Riêng Hùng chỉ biết cúi gằm mặt xuống mỗi khi người yêu "chăm sóc".

Nữ giới có 1001 kiểu "đỏng đảnh" khiến đàn ông trở thành tâm điểm của sự soi mói, không ít lần trở thành trò cười cho thiên hạ. Có phụ nữ coi đó là một cách "thể hiện", "củ hành củ tỏi" chàng giữa nơi công cộng để chứng tỏ "tầm quan trọng" của mình. Một số lại cho rằng trong tình yêu không tồn tại đám đông, tình yêu luôn là thế giới của riêng hai người. Song, cách suy nghĩ nào cũng chứng tỏ họ chỉ nhìn ở góc độ cá nhân, chưa quan tâm đến thể diện cho chàng trai sánh bước bên cạnh, quan tâm đến việc chàng đang phải cố gồng mình lên để chống lại nỗi xấu hổ. Còn các quí ông, muốn nổi khùng lắm nhưng trong số họ chỉ có một vài người ít ỏi đủ bản lĩnh làm điều đó.

Sưu Tầm từ Internet

Bí ẩn những điềm báo trong giấc mơ

Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý.

Ngày 29/8/1893 tại Mỹ, phóng viên Samson của tờ báo "Hoàn Cầu" kết thúc công việc, nằm nghỉ trên sofa rồi ngủ luôn. 7 giờ sau tỉnh dậy, anh vẫn nhớ rõ mồn một những gì xảy ra trong giấc mơ. Anh ngồi ngay vào bàn làm việc và ghi lại tất cả: núi lửa Krakatoa phun mạnh ở gần đảo Java, dung nham và đá bùn cuốn một đám người ra biển... Samson viết xong, tiện tay ghi luôn 2 chữ "quan trọng" rồi ra về.

Hôm sau tổng biên tập đến thấy trên bàn làm việc của Samson có một bài viết, cho rằng anh đã nhận được tin tối qua, lập tức đăng ngay vào mục "tin khẩn". Mấy chục tờ báo cũng đăng theo. Vì là tin thất thiệt nên dư luận phản đối gay gắt và Samson bị mất việc.

Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau đó, núi lửa Krakatoa quả nhiên hoạt động rất mạnh. Rất nhiều người thiệt mạng trong lần phun trào này. Giấc mơ đáng sợ của Samson trở thành hiện thực. Chuyện ngẫu nhiên như vậy đến nay vẫn không có lời giải thích thoả đáng.

Trên thế giới, những chuyện báo mộng như vậy cũng không ít. Tổng thống Mỹ Kennedy nằm mơ thấy mình bị ám sát. Quả nhiên ông ra đã bị sát hại vào ngày 22/11/1963.

Ngày 3/3/1974, ở ngoại ô Paris, một máy bay DC-10 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ bị nạn. 346 người thiệt mạng. Trước khi xảy ra sự việc này, một nữ công dân Mỹ, Robins, đã biết trước sự việc. Ngày 16/2, bà ta nằm mơ thấy chuyện đó và đã báo trước "Máy bay DC-10 đến London sẽ gặp nạn vào tháng 3 hoặc tháng 5, mấy trăm người chết, không ai thoát".

Ngày 24/2, bà ta lại nằm mơ thấy rõ ràng sự việc: máy bay từ Paris đi London... tai nạn xảy ra trong rừng... một tuần nữa xảy ra. Lời dự báo của Robins được ghi âm và cục điều tra Liên bang gửi đến trực ban hàng không. Đáng tiếc là người ta đã không có biện pháp đề phòng nên tai nạn vẫn xảy ra.

Ngược lại, có nhiều điều báo mộng đã giúp kịp thời thay đổi kế hoạch nên giảm được tổn thất và thương vong. Thí dụ như một giám đốc bệnh viện đã nằm mơ thấy sau năm 1972 sẽ có máy bay rơi xuống bên cạnh bệnh viện của ông. Ông đã áp dụng các biện pháp đề phòng. Ngày 7/2/1973, quả nhiên một máy bay chiến đấu phản lực đã rơi ngay cạnh phòng làm việc của ông. Vì đã có các biện pháp cấp cứu kịp thời nên giảm hẳn số thương vong.

Khoa học hiện đại đang đi sâu nghiên cứu giấc mộng, đã phát hiện được những chức năng liên tưởng, cấu tứ, gợi ý và sáng tạo của nó. Một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về khả năng truyền cảm thông tin, những nghiên cứu về mặt này sẽ có khả năng giải thích được hiện tượng gợi ý. Nhưng để giải thích hiện tượng báo mộng vẫn còn thiếu sức thuyết phục. Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý.

Deejay - Kỉ Năng Cơ Bản Để Phân Biệt Các Dòng Nhạc

Nhạc Dance có thể chia làm khá nhiều loại. Những band như AQUA, Toy-Box, Cartoons DK,... ko chơi nhạc Dance chính hiệu mà chỉ là Pop Dance. Một ban nhạc dance có thể nói là khá hay là Venga boys. Nhạc Dance chính hiệu thường hát rất ít, có khi là ko hát. Nhạc Dance với âm thanh chủ đạo là âm thanh điện tử với tempo thật nhanh và tiếng trống liên hồi. Một loại nhạc DAnce khá phổ biến hiện nay là Hamster Dance, gần giống với Techno. Hamster Dance có tempo khá nhanh nhưng khó bắt nhịp hơn so với Techno. Techno lại có nhiều loại riêng. Ko phải techno nào cũng có nhịp điệu nhanh và sôi nổi. Đại diện của loại techno khó nghe này là Bjork với những âm thanh đầy ma quái. Nhạc techno hiện đại thì lại thích hợp với những điệu nhảy uốn éo người trong các vũ trường. Đặc biệt, nhạc Dance có một điểm đáng chú ý: mở volume càng lớn thì nghe càng hay và càng cảm thấy bốc!
Nhạc Dance thì chính thức có thể chia làm các loại sau đây:

—Techno
—Trance
—House
—Drum 'n' bass
—Trip hop
—Electronica Industrial
—Ambient
—TriBal
—UnderGround

Techno thì âm thanh điện tử là chủ yếu, nên khi nghe ko có cảm giác thật mà nghe rất là techonlogical! Nghe như tiếng máy móc vậy, và nhịp đập trống nghe rất to và dồn dập. Một bài techno đề nhảy thì thường khá dài, mở đầu bằng một tiếng Ầm rồi một vài tiếng thì thầm, có một số đoạn chỉ có duy nhất một tiếng của một loại nhạc cụ nhưng ta vẫn cảm nhận được giai điệu dồn dập của nó. Nhạc techno có 2 đại diện khá nổi tiếng là Moby và Fat Boy Slim. Còn Dance thì chỉ có giai điệu sôi động và tempo nhanh nhanh một chút thôi. Dance là các bài dạng như Roses Are Red của AQUA, Vengaboys,...

HOUSE:
Trong tất cả các hình thức của nhạc nhảy điện tử, có thể nói rằng nhạc House có truyền thống phong phú nhất về các DJ màu mè và các CLB huyền thoại. Âm thanh này phát triển vào cuối thập niên 70 khi những DJ bắt đầu có óc cải cách, lại thông hiểu về kỹ thuật, chạm trán với bối cảnh nhạc disco bình dân của những tay, đa phần là da đen, dân đồng tính ở Chicago và New York. Những DJ đầu tiên như Larry Levan tại Paradise Garage (New York) hoặc Frankie Knuckles tại Warehouse (Chicago) thường cho chơi đi chơi lại (loop) các đoạn solo trống trong các đĩa nhạc disco, nhằm cung cấp nhiều giờ nhạc nhảy liên tục. Nhiều người cho rằng tên "house" xuất phát từ chữ Warehouse là nơi mà loại nhạc này được định hình.
House được nhận diện bằng tiết điệu 4/4 bới tiếng bass đập thật mạnh và đều đặ thường chảy với tốc độ 125 nhịp/phút. Cấu trúc này cho phép được cách tân, do vậy những thể loại khác bắt nguồn từ house luôn được sản sinh. Ở CLB Body and Soul (New York), R'n'B và Soul được pha chế với nhau để tạo ra diva house hoặc garrage house. Trong khi đó lại CLB Twilo, tay DJ người Anh tên Carl Cox lại pha đậm loại nhạc techno vào house để tạo ra tech-house. Nhạc salsa cũng thường được nghe theo cách pha trộn như vậy trong một xuất nhạc Latin-house.
Basement Jaxx là bộ đôi DJ nhạc house, đã phát hành album đầu tay Remedy với hãng đỉa Astralwerks. Trong album này, sự pha trộn âm thanh của flamenco guitar, chất giọng soul và tiếng bassline ầm ĩ thậ lớn đã khiến một số nhà phê bình bốc đồng, buột miệng nói đến thời phục hưng của house. Và trong khi những người tận tuỵ với house, ko hề cạn kiệt hứng thú với thể loại này trong 15 năm qua, lấy làm buồn lòng vì những lời đó ám chỉ rằng "thời của House đã qua rồi". Đĩa này chỉ thực sự tạo được chú ý vừa đủ để đến với các giới thưởng thức mới và bao quát hơn - những fan của dòng nhạc chính thống.
"Bên trong khuôn khổ của thể loại house", Felix Buxton của Basement Jaxx nói, "bạn có thể làm được rất nhiều điều. Có rất nhiều chất nạc xoay quay tempo đó. Như thể quả tim của bạn, nhịp đập của nó ít nhiều là nhịp bước của cơ thể bạn. Chỉ cần tạo ra một cú hích nhẹ, chất nhạc sẽ đến rất tự nhiên vì house là nhịp điệu của tự nhiên. Nếu bạn đã từng nghe nhiều loại nhạc của các CLB ở Châu Phi, bạn cũng nhận thấy đó là loại âm thanh thuần nguyên, nhạc của những cảm xúc nhât thời của con người. House có được kiểu tempo như vậy".
Tóm lại, house có một tempo khá nhanh, tiếng bass và tiếng trống là chủ đạo, là lớn nhất và nghe khá dồn dập. Đó là điểm cơ bản để phân biện được house.

TECHNO:
Techno có thể là một thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn vì thực chất nó xuất hiện trước electronica như là một cụm từ tổng quát nói về loại nhạc điện tử, và ngày nay thuật ngữ này vẫn được dùng cho các hiểu này. Nguồn gốc nhạc techno bắt nguồn từ việc tạo ra cấu trúc metallic pop của ban nhạc synthesizer Đức Fraftwerk. Các đĩa cho Kraftwerk sáng tác trong thập niên 70 và 80 đều được các nhà cải cách techno Mỹ trích dẫn như là nguồn cảm hứng của họ. Đặc biệt phải kể đến bộ ba DJ người Detroit trong giữa thập niên 1980 - Juan Atkins, Derrick May và Kevin Saunderson - phát triển và tinh lọc loại giai điệu tổng hợp đã được ban nhạc Đức này dùng để thử nghiệm, chấm phá vào một chút funk và vay mượn thêm từ bối cảnh âm thanh công nghiệp của vùng Detroit.
Ngày nay, hầu hết các Dj đeo đuổi nghiệp techno đèu có liên quan đến loại nhạc có những tiếng đập nghe hối hả và nhịp chuyển tương đối nhanh, được biểu thị bằng những tiếng trống điện nện thình thịch liên tu bất tận. Nếu House là nhạc nhảy để tán dương con người thì techno là thể loại ca ngợi máy móc - "chát chúa", "vô hồn" hoặc "không thương xót" là những từ mà các dj của techno có thể hãnh diện là đã được dành ra để gọi riêng cho những âm thanh của họ. Các biến thái từ vòng lập này đến vòng lập khác nhìn chung ko khác nhau là mấy, nhưng ngược lại, với house hoặc big beat, người ta có thể thấy âm thanh của loại nhạc này biến đổi nhanh chóng, chỉ một thoáng lấy đà là chúng đã đạt đến cường độ mạnh hơn trước rất nhiều. Richie Hawtin, là tên thật của dj Plastikman, người đã mở đường để định nghĩa cho nhạc techno ngày nay. Trong một album của anh, Decks EFX & 909, Hawtin dùng 2 bàn
xoay (deck), một số mô đun hiệu ưng đặc biệt (EFX) và dàn trống điện tử Roland 909 để tạo dấu ấn âm thanh riêng cho album của anh trong khi anh guồng chúng thật nhanh. Tuy nhiên trong album phát hành trước đó, Consumed, Hawtin cũng dùng các thiết bị tương tự nhưng lại áp dụng nguyên lý techno ở mức tối thiểu trong các thành phần âm thanh pha trộn. Bằng cách tập trung vào sự tinh tế trong việc cấu trúc và sau đó phá vỡ cấu trúc các âm thanh, anh tạo ra được loại nhạc lan tỏa ra xung quanh một cách nhịp nhàng, khó nhận thấy. Hawtin nói "Một khi bạn đã du hồn vào đó, lắng nghe nó một hoặc hai lần, và rồi thêm lần thứ 3 hoặc thứ 4, mỗi lần bạn sẽ chợt nhận ra được những điều nhỏ nhặt trong nó".
Tóm lại, techno là một loại nhạc được làm bằng điện tử, máy móc từ A đến Z, nghe rất dễ phân biệt những âm thanh điện tử, thường có những tiếng "chíu chíu" như trong các trò chơi video game.

TRANCE:
Trance về cơ bản là House, đôi khi còn được nhắc tới dưới cái tên epic hay progessive house, nhưng nhấn mạnh vào tiếy điệu mê hoặc và giai điệu đẹp. Các sáng tác trance đều tiên tiến hóa từ bối cảnh "rave" và house trong thập niên 90, nhưng giai điệu gợi nhớ của chúng lại từ một nguồn khác, đó là synth-pop giữa thập niên 80 của các nhón như New Order. THử lắng nghe ca khúc Blue Monday của New Order và bạn sẽ nghe được cách sử dụng giai điệu điện tử siêu thoát tương tự. DJ hàng đầu của Trance kiêm nhà sản xuất Paul Van Dyk, thừa nhận là anh đã chịu ảnh hưởng từ New Order.
Sasha, một tay DJ nhạc trance, cùng với John Digweed đóng đô tại Twilo (Manhattan), biểu diễn một suất kéo dài 8 tiếng đồng hồ vào đêm thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng. "Nó là loại nhạc rất du dương, rất sảng khoái, rất mơ màng", Sasha giải thích, "Nhưng nó cũng mãnh liệt và có những giây phút vô cùng dữ dội, chuyển từ sáng sang tối, từ cứng sang mềm".
Khi anh chơi, Sasha tạo ra và lại hủy cấu trúc của tempo - tăng cao hoặc giảm thấp mức độ năng lượng của một party - có đến hàng chục lần như vậy trong một đêm. "Khi John và tôi bắt đầu trình diễn âm thanh này cách đây vài năm, nó được gán cho là nhạc epic house của Anh. Loại nhạc này tạo ra một ko gian âm thanh rất điện ảnh, với mức chất lượng gần như vậy. Nhiều đĩa Trance có vẻ như là chỉ có một dj duy nhất phô diễn tài nghệ của mình dù rằng còn nhiều dj khác nữa. Bạn có khúc intro, khúc build-up, khúc breakdown rồi lại một đoạn khác nữa". Chất lượng âm thanh như trong điện ảnh có tác động rất lớn đối với hệ thống âm thanh trầm đục ngân vang trong các CLB lớn. Sasha nói chiều dài của một suất dj maraton của anh cũng là vấn đề quan trọng. "Chính việc pha chế âm thanh kéo dài 5, 6 tiếng, thậm chí có thể lâu hơn, đã cuốn hút bạn. Bạn có thể trộn chung một đống đĩa house với nhau và tạo ra một âm thanh có chất lượng tương đương như trance. Đó là những gì tôi và John tìm kiếm trong đĩa của mình - những âm thanh mê hoặc làm bạn ko dứt ra được".
Nói chung, nhạc Trance về cơ bản vẫn là house, nhưng giai điệu được chú trọng hơn và thường dài hơn

Sao lại gọi là UnderGround?

Underground là một thuật ngữ theo nghĩa bóng là những thứ gì hơi illegal một chút. Như kiểu tổ chức dance event mà ko có giấy phép của Sở văn hoá ấy.Rất dễ hiểu phải không?
Còn về phần underground music, theo mình biết các DJ và người nghe ở HN hay truyền tụng nhau về dòng underground nhưng thực chất nó chỉ là gồm tribal house, progressive house, tech-house, techno.... là những thứ mà ở các club HN và các DJ hiện nay rất thích nên họ đặt cho cái tên như thế.
Rộng hơn Underground music có thể gồm có alternative rock, nu-metal, hip-hop, r''n''b.... thậm chí cả pop, nó sẽ là những hits hot nhất ko phải chỉ ở trên các phương tiện media thông tin đại chúng mà còn là của một sub-culture nào đó mà đại đa số dân tình trong cái tiểu văn hoá đó rất thích và ưa chuộng mà những ngoại đạo thường ko hiểu và ko biết

TRANCE MUSIC
Trong các dòng thuộc hệ Electronic music thì Trance có lẽ là nhánh được ưa chuộng nhất, từ các party nhỏ hay những discotheque nổi tiếng Trance luôn luôn có chỗ đứng riêng và thật sự tạo được sự khác biệt.
Nhạc Trance thường được coi như một loại nhạc để nhảy ở discotheque, thực sự thì không phải vậy , nếu chỉ nghe để nhảy thì bạn mới chỉ biết được 30% những điều kì diệu mà nhạc Trance mang lại. Hãy thử tắt đèn ,ở trong bóng tối , yên lặng , nhét đĩa In Search of Sunrise 3 của DJ Tiesto và nghe hết tất cả 15 bài với thời gian 79’ 38” – nếu có thể - bạn sẽ phải thay đổi phần nào quan niệm của chính mình về nhạc Trance và với những ai chưa biết gì , thật sự đó là một điều mới lạ mà bạn chưa từng cảm thấy bao giờ. Để nhịp trống , giọng hát, những âm thanh được tạo ra bẳng tất cả nhạc cụ điện tử trừ giọng hát làm cho bạn cảm thấy như đang đi vào một thế giới khác , một thế giới không có trong từ điển ,không thể tả nổi và chỉ biết nói rằng : đó là thế giới mà tôi ưa thích . Đó là những cảm giác mà tôi thật sự có khi nghe đĩa nhạc này , đây mới chỉ là một trong số rất nhiều compilation mix CDs của DJ Tiesto – DJ số một thế giới hiện nay.

Một DJ thường được gọi là remixer , mixer hoặc là producer , một DJ giỏi thường là người có thể có được 3 kĩ năng trên

Remixer : là những DJ chuyên đi remix những bản single sao cho phù hợp với một compilation mix của anh ta hoặc cho một rave party hay cho discotheque , do vậy 1 single khi tung ra có thể được các remixer mix lại theo rất nhiều kiểu khác nhau.

Mixer: là DJ gần như remixer nhưng khác một chút là anh ta không chỉnh sửa nhiều bản gồc của một single nào đó mà chỉ chọn và mix các single hoặc remix song với nhau : đây được gọi là một compilation mix CD . Anh ta sẽ mix khỏang từ 15 – 20 track của các DJ khác nhau cho một CD và compilation disk thường là double CDs , nên biết rằng 1 compilation thường có thể tua được theo từng track như những CD bình thường nhưng những track đó sẽ liền tù tì với nhau (non-stop) từ track đầu tiên cho tới track cuối cùng. Một compilation mix được coi là hay khi người nghe không muốn skip bất cứ track nào trong CD đó và compilation mix bao giờ cũng được mix theo chủ để và chủ đề đó chính là tên CD và mang phong cách của DJ đó.
Ví dụ có tên một bài hát trong compilation disk được ghi như thế này : Southern Sun – Paul Oakenfold (DJ Tiesto Remix) thì ta sẽ hiểu như sau: đây là bài Southern Sun được produced by DJ Paul Oakenfold và được DJ Tiesto remix lại .

Producer : là DJ trực tiếp sáng tác , mix một bài hát của riêng mình từ khâu chọn kiểu nhạc , chọn âm thanh , chọn giọng hát. Có thể nói công việc tạo ra 1 album riêng của một DJ thật sự rất khó khăn, chỉ mãi mãi là nhịp 4/4, âm thanh thì đều do máy tính tạo ra, chọn chủ đề của bài hát , của album sao cho phù hợp và có sự gắn kết liên tục giữa các bài hát là công việc đòi hỏi trình độ cực cao và nhạy cảm với thời đại. Thông thường thì 1 album riêng của 1 DJ như thế chỉ có từ 8 -12 bài chứ không được nhiều như compilation CDs nhưng về độ dài của CD thì ngang nhau vì những bản gốc thường rất dài : từ 6’ – 12’/bài. Nếu nhạc của anh ta sáng tác hay thì trong các sàn nhảy nó sẽ được remix cho hợp với sàn nhảy , các DJ khác sẽ lấy single đó của anh ta cho compilation của chính mình. Do vậy 1 single có thể có rất nhiều bản remix khác nhau , do các DJ khác nhau remix hoặc do chính tác giả của nó remix để play tại party hay discotheque. Có thể nói việc sáng tác single là một việc không chỉ tạo phong cách cho tác giả mà còn là mang lại những nét độc đáo của các DJ khác khi các DJ đó lấy single cho compilation disk.
Một đĩa nhạc Trance cho dù là album hay compilation mix thì đều dài cả , hiềm có CD nào lại dài dưới 60’ .
Độ tuổi nổi tiếng của một DJ thường thấy là từ 25-35 tuổi , sau khi đã bôn ba đi khắp các sàn nhảy , làm DJ cho các party , dance event thì lúc đó các DJ mới tính chuyện làm compilation hay album riêng cho mình .Trong thời gian từ 5-10 năm đầu tiên khi mới bước vào nghề DJ thì họ chỉ sáng tác những single và sau đó mới ghép lại thành một album riêng


TRANCE & Praty DJ

EURO/UPLIFTING/HARD TRANCE: thường là từ 140 – 145 bpm (bmp = beats per minute) và tiếng bass khá nặng kèm theo đó là một female vocal. Những DJ hay chơi dòng này là Kai Tracid, Cosmic Gate, ATB,....

PROGRESSIVE TRANCE: Không phổ biến như EURO/UPLIFTING/HARD TRANCE, tiếng bass sâu và huyền ảo (nghe thường như trống của các bộ lạc thời xưa) , sử dụng rất nhiều âm thanh khác lạ không có trong thực tế. 130 – 140bpm. DJ : Sasha , John Digweed,...

GOA & PSYCHEDELIC TRANCE: Goa và Psy rất giống nhau và rất khó phân biệt, dòng này được coi là nghe phiêu nhất trong tất cả các nhánh con của Trance, nhịp nhanh chậm thất thường, rất dễ phê và nếu như có thêm X vào thì đúng là lúc nào cũng như đang đi ở trên mây.Đây cũng là dòng được nhiều người nghe nhất DJ: Astral Project, Juno Reactor ….

ACID TRANCE : bmp = 145+ , cực mạnh và nhanh, hay sử dụng trống của dòng progressive. Nhạc thường đều và không phiêu cho lắm.

TRANCECORE: là sự kết hợp của Trance và Hardcore,bpm = 160+.Nói thật là khi nghe dòng này tôi có cảm giác hơi sợ sợ vì nó nhanh và âm thanh thì cứ như từ dưới địa ngục lên ấy ,nghe thảm thiết lắm,không dành cho ai yếu tim.

Trance hiện nay ảnh hưởng nhiều của dòng underground, từ underground ở đây thật khó giải thích, nhưng theo tôi thì nó hơi Progressive một tẹo, âm thanh thì mix càng lúc càng phức tạp,những âm thanh từ máy tính và không thực tế ngày càng nhiều và nghe cũng phê hơn.

Những Club nổi tiếng trên thế giới:

Space – Ibiza , Spain
Cream – Liverpool , UK
Gatecrasher., UK
Godskitchen, UK
Matrixx – Amsterdam, The Netherlands
Palazzo , Germany
ClubSpace – Miami, USA
…..
Đây là những club mà việc được chơi nhạc ở đây là một niềm vinh dự với bất cứ một DJ nào trên thế giới , nhờ những club thế này mà sự nổi tiếng càng được nâng cao. Các club này còn thường xuyên mở các dance event và worldtour để lăng xê tên tuồi của các DJ và CLUB.

Dance Event(nơi hội tụ các DJ hàng đầu, thay nhau mix nhạc từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau) nổi tiếng:. Nói đến dance event thì không một đất nước nào nhiều dance event hơn The Netherlands – Hà Lan

Trance Energy: 2 lần trong 1 năm tại Hà Lan

Sensation: đây là dance event lớn nhất của Hà Lan và trên thế giới , quy tụ rất nhiều DJ nổi tiếng, thường có 2 ngày cách nhau khỏang 1 tuần , 1 ngày gọi là Sensation White – tất cả từ DJ đến người xem đều mặc tòan đồ trắng,các thể loại được chơi hầu hết là Trance và các dòng con của Trance. Được tổ chứ 1 tuần sau đó là Sensation Black và màu đen là màu chủ đạo,thường chơi hardtrance , hardstyle, techno.. . .

Love Parade: 1 năm 1 lần ở Đức , tòan nhạc techno và hardstyle
Ngòai ra còn có Mystery land, Dance Valley, Q-Dance (hầu hết là hardstyle) ,Innercity (dòng underground) Shockers (techno) ở Hà Lan..
Sau khi các dance event này diễn ra khỏang 1 – 2 tuần thì CD cũng được release , nghe thích thú.

Những CD nên nghe:
Đầu tiên phải nói đến đó là Series Global Underground , đây là một Series hay và quy tụ một số DJ hàng đầu ở UK , họ đi khắp nơi trên thế giới: Hong Kong, Tokyo , Toronto, NewYork , Capetown , Sydney , Budapest , Oslo v.v…. đến nay series này đã ra được 25 compilation mix của các DJ nổi tiếng như Paul Oakenfold , Dave Seaman , Nick Warren , Deepdish v.v…. Nhạc này không khó nghe lắm nhưng hơi khó nhảy.

Tiếp đó là series Trance của ID&T : ID&T Trance , mới ra được 5 compilation mix nhưng lại không phải do các DJ mix mà do người của bên ID&T Recording chọn các bài mới và hay nhất trong thời điểm đó và có một studio chuyên mix mix cho họ, rất hay , tớ thích lọat này nhất..
Cuối cùng là lọat Trance có lẽ có giá trị nghệ thuật cao và càng nghe càng hay và khi nghe hết các lọat CD này , đảm bảo bạn sẽ hiểu nhạc Trance là thế nào. Đó là các Compilation Mix của DJ Tiesto ,DJ số 1 thế giới hiện nay..
Đầu tiên là series Magik gồm có 7 volume
Tiếp đến là Lost Treasure – 9 volume
Forbidden Paradise – 3 volume
In Search of Sunrise – mới có đến Volume 3 và chắc cuối năm nay hoặn đầu năm sau sẽ có vol 4 , đây là series tớ mê nhất và theo tớ thì là hay nhất trong các series của Tiesto.

BIG BEAT:
Big Beat, hoặc rave 'n' roll, là phong cách chọn lựa của các nghệ sĩ bán chạy hàng đầu như The Chemical Brothers và Fat Boy Slim. Loại nhạc này đã minh chứng rằng hình thức nhạc điện tử được các fan của dòng nhạc Pop tìm đến nhiều nhất. Big Beat chủ yếu được tạo ra bằng các sample và synthesizer giống nhau như là một hình thái khác của nhạc điện tử, nhưng các nghệ sĩ big beat có khuynh hướng vay mượn nhiều từ cách cấu trúc và tính đa cảm của ca khúc trong pop music. Các ca khúc thường dễ nhận thấy rõ đâu là phần mở đầu, thân bài và kết thúc. Chúng sẽ thường tập trung vào những đoạn nhấn mạnh - hook hoặc riff - thật đặc sắc.
Ban nhạc The Chemical Brothers - Tom Rowlands và Ed Simons - được biết là đã phát triển âm thanh big beat từ khoảng đầu cho đến giữa thập niên 90 tại Anh. Họ là một nhóm nhạc vô danh khi bắt đầu lập nghiệp, chơi trong các CLB nhỏ và những rave trên các cánh đồng và các nhà kho, kết hợp các yếu tố house, hip hop và rock để tạo cho nhóm một thanh âm hoàn toàn mới. Ngày nay họ đã bán hàng triệu album trên khắp thế giới và thậm chí còn nhận được giải Trình Diễn Nhạc Cụ Rock Hay Nhất của Grammy 1998 qua ca khúc Block Rockin' Beats.
"Thật khó nghĩ những thành phần nào của rock thực sự có trong Block Rockin' Beats", Rowland nói. "Chẳng có chút xíu rock nào cả, ko guitar, ko ca sĩ, tuy nhiên có ngừơi sẽ nghe thấy trong âm thanh đó có một tinh thần hoặc cái gì đó lơi lả hay đầy sức sống hoặc cũng có thể nhắc cho họ nhớ đến rock."
"Khi chúng tôi biểu diễn ở Woodstock, ko có gì giống như những điều chúng tôi thường làm trên các sân khấu lớn. Và khi chúng tôi xuất hiện, cho dù đó là một hình thái hoàn toàn khác những gì người ta đang làm, mọi người thấy rõ thực tế là ko có ca sĩ và ko có nhạc sĩ guitar, và cũng ko có một biểu tượng âm nhạc cụ thể nào diễn ra trước mắt họ. Họ nghe tiếng trống nhưg ko thấy ai đánh trống. Trong một lúc, họ như bị trời trồng, ko ai hiểu hổi hiện tượng này."
CHính vì vậy mà Big Beat còn thường được gọi là Rock điện tử, nhịp điệu khá nhanh, tiếng guitar và tiếng trống làm bằng máy móc nghe khá chói tai.

DRUM 'N' BASS :
Drum 'n' Bass là đứa con âm nhạc của reggae, hip hop và techno thời kỳ đầu. Loại nhạc này tiến hoá từ bối cảnh rave và techno của Anh vào đầu thập niên 90, trước khi đúc kết thành hình thức đang có bây giờ - breakbeats tăng nhanh (skitish, percussive patterns) chạy ở tốc độ 165 nhịp/phút, với âm thanh basslines nhộn nhạo, chậm còn phân nửa, nghe như tiếng kèn báo sương mù vang lên thăm thẳm bên dưới bề mặt của loại nhạc này.
Dj Krust người Bristol (Anh) là một trong những nhà sản xuất drum 'n' bass quan trọng nhất thời bấy giờ. ANh cộng tác với Roni Size như một phần của Reprazent trong album năm 1997, New Forms (hãng Mercury) và cũng đã phát hành album solo đầu tay của mình Coded Language. "Drum 'n' bass là loại nhạc có breakbeat mạnh mẽ dứt khoát", anh trả lời khi được yêu cầu định nghĩa âm thanh này, "nó nặng hơn house và techno một chút. Chúng ta có nhiều điểm đối chiếu khác nhau, từ hip hop đên reggae và funk".
Một dj có thể (và đôi khi thực hiện) trộn một đĩa house, một đĩa techno vào một đĩa trance, khi chúng có thể tình cờ cùng một tempo. Nhưng drum 'n' bass thường bắt đầu khởi động với một nhịp độ quá năng nổ đến mức ko thề hoà trộn với bất cứ thể loại nào khác ngoài chính nó. Do đó, thể loại con này đã phát triển thành một bối cảnh riêng biệt, bầu ko khí và tính thẩm mĩ gắn bó chặt chẽ với nhạc hip hop và nhiều hơn bất kỳ bối cảnh âm nhạc điện tử nào khác. Trong các CLB hoặc các rave, drum 'n' bass thường có một sân khấu trình diễn riêng cho nó, nếu ko có được một CLB hoặc party riêng biệt hoàn toàn.
Từ khi được ra mắt, drum 'n' bass đã vỡ thành một số nhánh riêng của nó, bao gồm tech-step rời rạc, chịu ảnh hưởng techno và jump-up thật đậm tiếng bass, nổi tiếng vì những sample hip hop của nó.
"Có quá nhiều nhánh khác nhau đến nỗi nó kéo theo nhiều giới thưởng thức khác nhau ở mọi nơi", Krust giải thích. "Bạn có phong cách êm ả của Bukem, có phối âm soạn cho đàn dây của Goldie, và rồi bạn có những chuỗi vị chất lai của tôi. Kế đó bạn có những gì mang chất jazz của Reprazent, và jump up từ Aphrodite. Đó là 5 phong cách khác nhau, làm sao bạn có thể ko thích nó được cơ chứ!".

Dance và Electronica, mọi người thường gộp chung 2 thể loại này làm 1 dưới cái tên: Nhạc Dance! Nhưng thật ra, ta có thể chia Dance và Electronica ra làm 2 phong cách khác nhau!
Xét về Dance, hình thức của nhạc Dance rất đa dạng, từ disco cho đến hiphop. Trong lịch sử âm nhạc đại chúng, nhạc Dance đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, và đến giữa những năm 70 thì thể loại này đã thực sự tìm được một chỗ đứng riêng bên cạnh các thể loại nhạc phổ biến khác. Những giai đoạn chuyển tiếp từ thể loại R'n'B của thập niên 50 sang nhạc Soul và rồi Funk và cuối cùng là thể loại Dance Pop trong những năm 90 cho thấy nhạc Dance được hình thành trong thời kỳ nhạc Soul biến đổi thành nhạc khiêu vũ (disco) và toàn bộ các CLB đều chú trọng đến phong trào này. Vào những năm cuối thập niên 70, tất cả các CLB khiêu vũ đều chơi nhạc disco, nhưng sau đó disco được biến thể thành nhièu thể loại khác nhau và tất cả đều được gọi chung bằng một từ rất hấp dẫn: dance - nhạc nhảy, dù đó là dance pop, hip hop, house, techno hay bất cừ điệu nhạc biến thể nào. Điểm chung nhất của các biến thể này là sự nhấn mạnh về tiết tấu và sự phối nhịp luôn là điều quan trọng trước tiên phải quan tâm đến.

(Sưu Tầm Từ Internet...)

10 địa danh bị né tránh trên thế giới

Có những nơi trên thế giới luôn hấp dẫn, thu hút mọi người đến thăm quan nhưng cũng có những nơi, chỉ cần nhắc đến tên, ai cũng phải lắc đầu quầy quậy và tỏ ý né tránh càng xa càng tốt.

Lý do là vì những địa điểm đó quá ô nhiễm, quá nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 địa điểm nên tránh nhất thế giới do Quỹ sinh thái "Blacksmith Institute" của Mỹ bình chọn.

10. Dzerzhinsk, Nga

Theo tính toán của các nhà sinh thái học, trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1998, thành phố Dzerzhinsk của Nga đã phải "tiếp nhận" hơn 200.000 tấn chất thải hóa học, trong đó có loại chất độc nổi tiếng nguy hiểm là neurotoxin - chất này gây loạn thần kinh, ảnh hưởng trầm trọng đến não và hệ thần kinh, đặc biệt là cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn. Hậu quả là môi trường sinh thái nơi đây đã bị ô nhiễm một cách đáng sợ. Toàn bộ nguồn nước của thành phố dần dần bị nhiễm dioxin và phenol với mức độ độc hại cao hơn 17 triệu lần mức cho phép. Hiện tại, thành phố này vẫn có 300 dân sinh sống với tuổi thọ trung bình là 45 tuổi.

9. Kabwe, Zambia

Vào đầu thế kỷ trước, tại Kabwe (Zambia), người ta phát hiện một trữ lượng lớn chì và cadimi. Ngay sau đó, tại đây liên tiếp mọc lên các nhà máy lớn đua nhau khai thác các loại khoáng sản giá trị này. Hậu quả của việc khai thác bừa bãi chỉ biết tính tới cái lợi về kinh tế ở nơi đây chính là mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ở Kabwe, hàm lượng kim loại nặng có trong không khí cao gấp 4 lần mức cho phép. Số lượng người mắc bệnh ở đây lên đến hơn 250 nghìn người, phần lớn là các bệnh do nhiễm độc máu cấp tính, dẫn đến nôn mửa, ỉa chảy, viêm thận mãn tính và chứng teo cơ.

8. La Oroya, Peru

Theo thống kê, tình trạng nhập cư ở La Oroya, Peru trong những năm gần đây gần như không đáng kể. Không ai dám đến đây bởi La Oroya có khoảng 35 nghìn người, thế nhưng có đến hơn 95% số người bị mắc các chứng bệnh nặng liên quan đến hàm lượng chì trong máu quá cao. Nguyên nhân của tình trạng này là mức độ ô nhiễm trầm trọng do các công ty của Mỹ - hiện đang khai thác khoáng sản có giá trị như chì, đồng và kẽm, hàng ngày đổ ra một lượng lớn chất thải công nghiệp độc hại. Trong không khí, hàm lượng lưu huỳnh đioxit luôn ở mức cực kỳ cao và thường xuyên xảy ra các trận mưa axít.

7. Lâm Phần, Trung Quốc

Lâm Phần là một thành phố đứng đầu trong ngành công nghiệp khai thác than đá của Trung Quốc. Chính vì thế, hàm lượng lưu huỳnh đioxít và các bụi độc hại khác trong không khí ở đây luôn cao gấp nhiều lần mức độ cho phép. Ở Lâm Phần không khí bị nhuộm một màu xám xịt. Tại đây có đến hơn 200 nghìn người bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và ung thư.

6. Norilsk, Nga

Norilsk được coi là một trong những vùng ô nhiễm nhất ở Nga. Ở đây thường xuất hiện các đám mây đen do bụi bẩn, còn trong không khí luôn có mùi lưu huỳnh. Địa danh này là nơi tập trung những nhà máy chế biến khoáng sản lớn nhất thế giới, chủ yếu là chế biến đồng, chì, niken, selen và kẽm. Hiện nay, thành phố này có gần 134 nghìn người mắc các chứng bệnh về hô hấp. Kể từ năm 2001, người nước ngoài đã bị cấm tới thành phố này.

5. Sukinda, Ấn Độ

Thành phố Sukinda, Ấn Độ có những hầm mỏ crôm lớn nhất thế giới. Phần lớn chất thải của các nhà máy tại đây được đổ trực tiếp xuống các con sông và hồ. Hậu quả là tất cả các nguồn nước của thành phố đều bị nhiễm các chất gây ung thư. Thành phố có 2,5 triệu dân, thế nhưng gần 90% dân số bị ung thư.

4. Thiên Tân, Trung Quốc

Thiên Tân là một trung tâm công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc và cũng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất nước này. Lĩnh vực sản xuất chính của thành phố là ngành công nghiệp khai thác chì. Do không quan tâm đến vấn đề môi trường nên hiện nay nồng độ chì trong không khí và đất ở đây cao gấp 10 lần mức độ cho phép, còn trong cây cối là gấp 24 lần.

3. Vapi, Ấn độ

Thành phố Vapi nằm ở cuối khu tổ hợp công nghiệp dài 400 km thuộc Ấn Độ. Đây là nơi tập trung của hơn 1000 nhà máy công nghiệp và cũng là "vựa rác thải công nghiệp" lớn nhất tại quốc gia này. Hàm lượng thủy ngân trong các mạch nước ngầm ở Vapi luôn cao hơn 100 lần mức cho phép, còn trong không khí chứa đầy các kim loại nặng. Hiện nay, số lượng người dân Vapi mắc các bệnh mãn tính đã lên tới 70 nghìn người.

2. Sumgait, Azerbaijan

Sumgait vẫn là một trung tâm công nghiệp hóa học trong thời kỳ hậu Xô Viết. Theo thống kê, hiện nay, Sumgait có hơn 275 nghìn người nhiễm các loại bệnh do liên quan đến kim loại nặng, cặn dầu và các chất hóa học khác. Trẻ em được sinh ra ở khu vực này thường bị dị tật bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ và các bệnh về xương.

1. Chernobyl, Ukraine

Thảm họa ở Chernobyl, Ukraine có lẽ đã và sẽ còn được nói đến nhiều. Không một ai trên thế giới có thể quên được sự kiện kinh hoàng ngày 26/4/1986 bởi đó là tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại trước những thảm họa hạt nhân. Bao nhiêu năm đã qua đi, những hậu quả nặng nề mà thảm họa này gây ra vẫn còn ảnh hưởng sâu nặng. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh do nhiễm phóng xạ lên tới con số 5,5 triệu người. Vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl được đánh giá là có sức công phá lớn gấp 100 lần quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Sưu Tầm từ Internet